Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Trang bị ngay những kiến thức sử dụng những đồ vật tránh ngạt khói có sẵn trong nhà để tránh những rủi ro đáng tiếc

Khói là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), khi hỏa hoạn xảy ra, rất nhiều khí độc sẽ được sinh ra như CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ... trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong. Hít phải những loại khí này sẽ khiến cơ thể tiêu hao thể lực nhanh chóng, càng vùng vẫy trong lượng khí này, nạn nhân càng dễ bị tử vong.

Trang bị ngay những kiến thức sử dụng những đồ vật tránh ngạt khói có sẵn trong nhà để tránh những rủi ro đáng tiếc - Ảnh 1.

Làm thế nào để sống sót nếu bạn là một trong những nạn nhân của một vụ cháy lớn như trong vụ cháy chung cư cao cấp Cardina Plaza ở thành phố Hồ Chí Minh sáng nay?

Vậy làm thế nào để sống sót nếu bạn là một trong những nạn nhân của một vụ cháy lớn như trong vụ cháy chung cư cao cấp Cardina Plaza ở thành phố Hồ Chí Minh sáng nay? Cùng điểm qua một số vật dụng có sẵn trong nhà giúp bạn tránh ngạt khói, tự cứu lấy bản thân và hãy trang bị cho cả những người thân yêu trong gia đình mình nhé!

Khăn mặt, vải được nhúng ướt

Sử dụng một chiếc khăn mặt hoặc một mảnh vải được nhúng ướt rồi đưa lên bịt mũi miệng sẽ giúp bạn tránh ngạt khói vô cùng hiệu quả. Ngay khi phát hiện có cháy, các thành viên trong gia đình nên nhanh chóng tìm đến khăn mặt, vải nhúng ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh ngạt khói gây nguy hiểm. Nên có sẵn một chai nước trong mỗi phòng sẽ giúp bạn làm ướt khăn, vải nhanh chóng nhất.

Trang bị ngay những kiến thức sử dụng những đồ vật tránh ngạt khói có sẵn trong nhà để tránh những rủi ro đáng tiếc - Ảnh 2.

Sử dụng một chiếc khăn mặt hoặc một mảnh vải được nhúng ướt rồi đưa lên bịt mũi miệng sẽ giúp bạn tránh ngạt khói vô cùng hiệu quả.

Nệm

Anh Trần Minh, giám đốc một công ty về điện tử viễn thông tại Hà Nội. Anh Minh cho hay, nhờ cách tránh ngạt khói bằng nệm, anh đã cứu sống được vợ và hai con khỏi vụ hỏa hoạn tại nhà mình năm 2015, tại khu Thái Hà, Hà Nội. Cách thực hiện như sau:

Lấy một tấm nệm dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào bên trong đó khi xảy ra đám cháy.

- Nếu dựng nệm với cửa sổ, bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30cm để khói có thể trượt qua tấm đệm và bốc lên ra ngoài trời.

- Nếu dựng nệm với ban công, bạn cần dựng sao cho phần đáy tiếp xúc với sàn và tường rồi chui vào đó tránh ngạt khói. Nên sử dụng nước tẩm ướt đệm sẽ hạn chế được nhiều khói độc tấn công hơn.

Trang bị ngay những kiến thức sử dụng những đồ vật tránh ngạt khói có sẵn trong nhà để tránh những rủi ro đáng tiếc - Ảnh 3.

Anh Trần Minh hướng dẫn tránh ngạt khói bằng một chiếc nệm khi nhà có cháy.

Thang dây tự chế bằng ga trải giường

Tận dụng những chiếc ga trải giường hoặc rèm cửa… miễn là có độ chắc chắn nhất định, bạn nối chúng thành một chiếc dây dài, thòng dây từ tầng của mình xuống khi có cháy. Cách này có thể tận dụng triệt để đối với những gia đình ở tầng thấp. Nhanh chóng làm thang dây, luồn buộc thành sợi chắc chắn sẽ giúp gia đình bạn thoát hiểm, tránh ngạt khói.

Trang bị ngay những kiến thức sử dụng những đồ vật tránh ngạt khói có sẵn trong nhà để tránh những rủi ro đáng tiếc - Ảnh 4.

Ngoài những vật dụng này, bạn nên trang bị thêm mặt nạ chống khói, bình dưỡng khí, chăn chống cháy, thang dây thoát hiểm, bình cứu hỏa cá nhân, bình CO2… sẵn trong nhà, đề phòng tai nạn xảy ra bất chợt khi cháy nhà. Đây là những vật dụng mà bất cứ gia đình nào cũng nên trang bị, nhất là khi ở trên tầng cao. Trang bị sẵn trong nhà sẽ giúp bạn thoát nạn, tránh tử vong hiệu quả. Đừng quên đặt chúng tại vị trí dễ nhớ để các thành viên trong gia đình có thể nhặt lấy sử dụng sớm nhất có thể.

Trang bị ngay những kiến thức sử dụng những đồ vật tránh ngạt khói có sẵn trong nhà để tránh những rủi ro đáng tiếc - Ảnh 5.

Bạn nên trang bị thêm mặt nạ chống khói, bình dưỡng khí, chăn chống cháy, thang dây thoát hiểm, bình cứu hỏa cá nhân, bình CO2… sẵn trong nhà.

Lưu ý

- Tuyệt đối không dùng thang máy để thoát hiểm khi biết có sự cố cháy.

- Không dùng nước để chữa cháy khi nguyên nhân gây cháy là chập điện.

- Không chạy vào nhà vệ sinh vì nơi đây được xây kín, ít không khí không có lối thoát, lại là nơi khuất, khó phát hiện nên lực lượng chuyên nghiệp khó ứng cứu.

- Không nên cố gắng chạy lên lầu, lên trên cao nếu không chắc chắn nơi ấy có thể thoát (vì cửa ra sân thượng, ra ban công thường bị khóa để chống trộm).

- Nếu đám cháy còn nhỏ, có thể trong một cơn nín thở chạy được ra ngoài thì nín thở chạy ra. Tuyệt đối không được hít vào trong lúc chạy qua đám cháy, vì sẽ gây bỏng đường hô hấp, dễ gây ra tử vong.

- Đối với mỗi gia đình, tốt hơn hết, ngoài các biện pháp phòng cháy, cần có kế hoạch ứng phó với hỏa hoạn, đặc biệt với trẻ nhỏ. Cần đề ra các lối thoát hiểm, cách tập trung các thành viên trong gia đình khi xảy ra hỏa hoạn, tập dượt cách báo cháy, cách dùng khăn ướt chống ngạt khí, dự phòng thang cuốn, các dụng cụ thoát hiểm… Đặc biệt, nếu có hàn lưới sắt chống trộm, cần để một cửa thoát hiểm với chìa khóa để chỗ dễ thấy và mọi người trong nhà đều biết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét